Chơi đàn Organ cơ bản

Cách chơi Organ – Đàn Organ hay còn gọi là Đàn phím điện tử.  Trên thị trường âm nhạc hiện nay, loại đàn này đang rất phổ biến. 

Trong bài viết dưới đây, Việt Nhạc Center sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết hơn về loại đàn đặc biệt này nhé!

Đàn Organ là gì?

Đàn Organ hay được gọi là đàn phím điện tử, ngoài ra có người gọi là Keyboard. Nhưng tên chính xác của loại đàn này là elictric keyboard. Có cấu tạo là bàn phím điện tử với một bảng điều khiển ở trên, chiếc đàn này hoạt động dựa vào công nghệ xử lý tín hiệu số, dùng pin hoặc điện để hoạt động đàn.

Loại đàn này rất đa năng, nó có thể mô phỏng âm thanh của rất nhiều loại nhạc cụ khác nhau. Với những người thích học đàn thì đây là sự lựa chọn vô cùng hợp lý, cho người mới bắt đầu học đến cả những người chuyên nghiệp.

Đàn chia ra nhiều loại để phù hợp với mục đích học đàn và chơi đàn của mỗi người. Với mục đích chơi để học tập và giải trí nên chọn dùng Organ Casio. Còn nếu bạn muốn chuyên biểu diễn thì dòng Organ Roland, Yamaha, Korg,…sẽ phù hợp nhất với bạn.

Chơi đàn Organ cơ bản

>>> Xem thêm: Piano

Sự ra đời của đàn Organ

Sự ra đời của Organ nói riêng và các loại nhạc cụ điện tử nói chung đã khiến âm nhạc thế giới đảo lộn. Tất nhiên khi xuất hiện một hiện tượng mới bao giờ cũng có hai luồng ý kiến.

Nhạc khí điện tử của Martenot sáng chế năm 1928 đã trở thành nhạc cụ phổ biến lúc bấy giờ.

Sau sự ra đời của Sóng Martenot nối tiếp bước phát triển của nhạc cụ, Organ điện tử được ra đời tiêu biểu là Organ Hammon được phát minh tại Mỹ năm 1934. Loại nhạc cụ này đặc biệt ở những phím đàn lớn, một bàn phím pedal ở một số lớn các phím bấm hoặc cũng chỉ là hai hàng phím nhỏ. Organ là loại được dễ sử dụng, là loại nhạc cụ bình dân.

Sự linh hoạt trong việc đặt đàn trên giá hoặc có thể đeo vào cổ như đàn ghi ta. Chính vì thế, loại nhạc cụ này được những người biểu diễn rất yêu thích.

Chơi đàn Organ cơ bản

>>> Xem thêm: Đàn Organ Yamaha PSS – F30

Phân loại Organ điện tử

Với đàn Organ điện tử được chia làm hai dòng chính là dòng đàn chuyên dụng và bán chuyên dụng.

Dòng đàn chuyên dụng

Dòng đàn chiếm phần lớn giới nhạc sĩ chuyên nghiệp được đào tạo chính quy về âm nhạc sử dụng. Họ có thể khai thác được toàn bộ khả năng diễn tấu của cây đàn. Người nghệ sĩ có thể hoà âm đầy đặn cộng với màu sắc âm thanh đa dạng.

Không chỉ dùng mỗi hai bàn tay trên phím bấm, người diễn còn sử dụng cả hai bàn chân nhấn pedal để tăng hiệu quả âm nhạc.

Điều đặc biệt ở dòng đàn chuyên dụng này đó là có thể thay thế cho cả một dàn nhạc. Ở Việt Nam, Korg và Rolland là hai loại đàn được sử dụng nhiều nhất trong dòng đàn chuyên dụng.

Chơi đàn Organ cơ bản

Dòng đàn bán chuyên dụng

Ngày này dòng đàn này đang ngày một phổ biến trên thị trường Việt Nam. Loại đàn này nhìn chúng khá dễ sử dụng, nó đáp ứng được nhu cầu mới bắt đầu học đến chuyên nghiệp, đáp ứng được trình độ âm nhạc từ thấp đến cao. Hai hãng đang được ưa chuộng ở Việt Nam cho dòng đàn bán chuyên dụng là Yamaha và Casio.

Cách chơi Organ

Để chơi được đàn Organ, bạn phải nhận biết và thuận thục qua ba bước sau đây.

Bước 1: Học 7 nốt nhạc trên bàn phím đàn organ

Loại đàn này không cố định về số lượng phím. Mỗi cây đàn Organ đều có ít nhất 25 phím và nhiều nhất sẽ có 88 phím. Đàn Organ 25 phím là đàn organ dành cho trẻ nhỏ – những người mới bắt đầu mới va chạm với âm nhạc. Đối với loại 49 phím, 61 phím hoặc 79 phím sẽ dành cho người trưởng thành mới tập. Còn lại loại 88 phím sẽ dành cho những người có nhu cầu học lên piano hoặc đi theo con đường Organ chuyên nghiệp.

Trên phím đàn Organ có hai loại phím là phím trắng và phím đen. Phím trắng nằm cạnh nhau liên tiếp còn các phím đen được chia thành từng cụm, cụm 2 phím và cụm 3 phím. Nối giữa ở cụm 2 phím đen là nốt Rê, nốt bên trái nốt Rê là nốt Đô, nốt bên phải nốt Rê là nốt Mi.

Còn đối với cụm 3 phím, nốt đầu tiên là FA, nốt tiếp theo là SOL, LA và cuối cùng là SL.

Bước 2: Nhận biết 7 nốt trên khuông nhạc

Quy luật của vị trí nốt nhạc nằm trên khuông nhạc là trên 5 dòng kẻ của khuông nhạc, những nốt nhạc sẽ nằm trên dòng kẻ nhạc hoặc nằm trong khe giữa hai dòng kẻ.

Tiếp theo ta tính theo thứ tự của bảy nốt Do, Re, Mi, Fa, Sol, La, Si.

Dòng kẻ đầu tiên tính từ dưới tính lên đó là nốt MI, nốt giữa dòng kẻ thứ 1 và thứ 2 là nốt FA, nốt nằm trên dòng kẻ thứ 2 là nốt SOL, nốt nằm giữa dòng kẻ thứ 2 và 3 là nốt La, nốt nằm trên dòng kẻ thứ 3 là nốt SI, nốt nằm giữa dòng kẻ thứ 3 và 4 là nốt Do, nốt nằm trên dòng thứ 4 là Re, nốt nằm giữa dòng kẻ thứ 4 và 5 là MI, nốt nằm trên dòng kẻ thứ 5 là La.

Bên cạnh đó có các dòng kẻ phụ nằm ngoài khuông nhạc. Dòng kẻ này xuất hiện khi có nốt nhạc.

Bước 3: Nắm chắc cách tính nhịp ở đàn Organ

Có 7 dấu trường độ phổ biến là nốt tròn, nốt trắng, nốt đen, móc đơn, móc kép, móc ba và móc tư.

Để giữ được nhịp điệu hiệu quả nhất thì bạn tay đánh đàn, miệng đọc nốt theo và chân giữ nhịp.

Chơi đàn Organ cơ bản

>>> Xem thêm: Đàn Guitar Yamaha giá chỉ vài trăm ngàn

Việt Nhạc Center – Địa chỉ cung cấp đàn chất lượng, lớp học đàn uy tín

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều cơ sở bán đàn và mở lớp dạy học. Nhưng đi kèm với đó là chất lượng của đàn và khoá học có thật sự đảm đảo cho khách hàng hay không là một vấn đề đáng phải lưu ý.

Luôn tự hào là cơ sở cung cấp đàn chất lượng. Bên cạnh đó là các khoá học đàn vô cùng uy tín. Với đội ngũ nhân viên tận tình tư vấn cho khách hàng mọi thắc mắc, đáp ứng mọi nhu cầu sao cho tốt nhất và đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp, có kinh nghiệm nhiều năm trong việc dạy học.

Hãy đến với Việt Nhạc Center, bạn sẽ được giải đáp mọi thắc mắc về đàn cũng như các khoá học!

>>> Xem thêm: Thông tin chi tiết cách chơi Organ

Địa chỉ mua hàng: Việt Nhạc Center