Sơ lược về đàn Organ:
– Đàn Organ hay còn gọi là electronic keyboard, được cấu tạo bằng nhựa, hoạt động dựa trên nguyên lý thu tích hợp các âm thanh của các loại nhạc cụ lên hệ thống âm thanh của đàn cho ra nhiều dạng âm thanh khác nhau. Thông thường đàn Organ sẽ có 61 có loại 76 hoặc 88 phím (tùy theo nhu cầu và sở thích của người chơi đàn) mỗi phím tượng trưng cho cái nốt nhạc ( Đồ, Rê, Mi, Fa, Son, La, Si…). Ngày nay đàn Organ khá phổ biến và được ưa chuộng rộng rãi nên nhu cầu tìm hiểu và học chơi Organ ngày càng tăng cao. Vậy để chơi được đàn Organ có khó không hãy cùng Việt Nhạc Center tìm hiểu nhé!
Hướng dẫn học và chơi đàn Organ cơ bản:
– Việc bắt bắt đầu với một thứ mới mẽ chưa bao giờ là dễ dàng, mọi sự khởi đầu đều tương đối khó khăn, nhưng nếu bạn kiên trì thì tất cả mọi thứ đều trở nên thật đơn giản. Đừng quan niệm sai về việc mình không có năng khiếu âm nhạc nên không thể chơi đàn Organ, như đã nói chỉ cần bạn kiên trì, quyết tâm với đam mê thì không chỉ đàn Organ mà tất cả các nhạc cụ khác cũng có thể chơi được một cách thành thạo.
1. Nắm vững kiến thức về nhạc lý
– Cần nắm rõ các nốt nhạc trên mỗi phím đàn, như vậy khi học sẽ không phải lay hoay trong việc đoán tên nốt nhạc, song song với việc học đếm nốt nhạc ta phải học thêm các hợp âm cơ bản
– Cũng như hợp âm của các loại nhạc cụ khác, hợp âm organ có 7 nốt chính là Đô Rê Mi Fa Sol La Si được kí hiệu tương ứng là C D E F G A B. Hợp âm organ được chia thành 4 loại chính sau:
- Hợp âm Organ trưởng/thứ: Các hợp âm phổ biến và được dùng nhiều nhất. Kí hiệu của hợp âm trưởng là các chữ cái in hoa. Còn kí hiệu của hợp âm thứ là chữ in hoa và chữ “m” ở phía sau. Ví dụ hợp âm Fa trưởng là F, hợp âm Fa thứ là Fm.
- Hợp âm Organ thăng/giáng: Đây là các hợp âm trưởng hoặc thứ thêm các kí hiệu là dấu thăng (#) hoặc dấu giáng (b). Chẳng hạn: Hợp âm Fa thăng trưởng là F#, Fa giáng thứ là Fbm.
- Hợp âm chứa dấu xẹt ngang (/): Đây là các hợp âm phức tạp với những kí hiệu khác và dấu xẹt ngang đi kèm. Chẳng hạn như C#m/Fb, Cbdim/9…
- Hợp âm trưởng/thứ có thêm kí hiệu khác, chữ số khác:Các kí hiệu, chữ số khác được thêm vào các hợp âm trưởng/thứ như M7, 7M, (+), (-), sus, aug, dim, (△)… Chẳng hạn: Cm7, CM7, Bsus, Fdim…
2. Luyện nghe cảm âm
– Khi bắt đầu học đàn Organ ta phải luyện nghe các nốt để cảm nhận âm thanh và phân biệt được từng nốt, việc cảm âm rất quan trong khi bạn bắt đầu học một loại nhạc cụ không chỉ riêng Organ. Thông qua các video bài giảng trên các trang mạng xã hội ta có thể dễ dàng học hỏi việc cảm nhận âm thanh tôt hơn để việc học tập và chơi đàn Organ trở nên dễ dàng hơn.
3. Các bước cơ bản để chơi đàn Organ
-
Bước 1: Chuẩn bị đàn organ
Bước này chắc chắn ai cũng có thể thực hiện được. Nếu bạn có điều kiện thì mua cho mình một cây đàn organ mới, hoặc tham khảo các chỗ mua đàn cũ uy tín..
Bước 2: Nắm chắc nguyên tắc cơ bản
Mỗi cây đàn sẽ có cách chơi và nguyên tắc của riêng nó và việc học đàn organ cũng vậy.
- Nhớ được điệu đệm
- Nhấn vào nút Rhythm/ style, sau đó sử dụng bảng số/ vòng quay dữ liệu để chọn ra 1 điệu thích hợp cho bản nhạc cần chơi.
- Điều chỉnh tốc độ của điệu đệm nhanh hoặc chậm
- Chọn tiếng nhạc cụ
- Điều chỉnh các hiệu quả âm thanh
- Đệm hợp âm tay trái: Trên đàn organ có nhiều chế độ hợp âm dành cho tay trái như normal, split (phân tiếng), finger (đệm ngón đơn) và fingered (đệm ngón kép).
Bước 3: Chơi đàn organ
Khi đã thực hiện được 2 bước trên bạn có thể chọn một bản nhạc với nhạc đệm để chơi. Có thể chọn nhạc đệm trong đàn và mở tempo phù hợp để chơi.
Để việc chơi đàn Organ dễ dàng hơn tại Việt Nhạc Center có các khóa học Organ từ cơ bản đến nâng cao, chuyên nghiệp cho các bạn có thể tham khảo
Liên hệ số hotline (028.38207436 – 028.398207438)
112 Điện Biên Phủ, P. Đa Kao, Q. 1, Tp. HCM