Thời đại ngày càng phát triển, các phát minh khoa học cũng ngày được cải tiến nhằm phục vụ lợi ích của con người. Và khác với ngày xưa, để trở thành một nhạc sĩ chuyên nghiệp có những tác phẩm để đời, thì có rất nhiều các thiết bị ra đời để hỗ trợ các nhạc sĩ trong quá trình sáng tác. Và không thể không kể đến vật phẩm vô cùng quan trọng – Midi Controller
Hãy cùng Việt Nhạc Center tìm hiểu về sản phẩm này nhé!
>>>Xem thêm: Tìm hiểu về Việt Nhạc Center – chuyên cung cấp nhạc cụ
Midi Controller là gì?
Midi Controller, hay còn được gọi là MIDI (Musical Instrument Digital Interface -Giao diện kỹ thuật số dành cho nhạc cụ). Thiết bị này được bắt nguồn từ những năm 80s của thế kỉ 20, nó cung cấp quyền điều khiển cho nhạc cụ điện tử tạo ra tín hiệu điện – để chơi một loại nhạc cụ khác với sự trợ giúp của dữ liệu điều khiển.
Nó được xem như là một chiếc máy tính với các chức năng điều khiển như ghi âm, phát lại và các tùy chọn điều khiển khác. Đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp các nhạc sĩ tạo ra âm nhạc theo nhiều cách độc đáo. Một sự kết hợp chính xác giữa phần mềm và phần cứng làm cho giao diện này chạy tốt qua các kênh khác nhau.
Với sự hỗ trợ của giao diện này, một nhà soạn nhạc có thể tự tạo ra các phần nhạc khác nhau với nhiều phong cách khác nhau.
>>>Xem thêm: Midi Controller là gi? Cách sử dụng?
Thông số kỹ thuật về Midi Controller
Một chiếc MIDI Controller bao gồm các núm vặn, thanh trượt, cảm biến và các nút khác cùng với hệ thống phím tùy chọn. Các thiết bị MIDI bao gồm các phím, mô-đun âm thanh và bộ điều khiển được thiết kế để gửi và nhận dữ liệu thông qua các kênh khác nhau. Mỗi kênh có thể được sử dụng để điều khiển một thiết bị duy nhất và có thể được dùng cho các công cụ khác nhau.
– Các nút điều khiển: Điều dễ dàng nhận thấy là trên bảng điều khiển midi controller có khá nhiều núm, nút vặn, nút gạt điều khiển giúp người dùng điều chỉnh phần mềm hay bất kì thiết bị nào kết nối với controller của mình.
– Số phím thì controller có các số phím khác nhau nhưng thông dụng nhất vẫn là 25, 49, 61 và 88 phím.
– Các công nghệ keyboard: Công nghệ Weighted Hammer Action,Công nghệ Semi-weighted Action, Công nghệ Synth Action.
– Chế độ I/O: Luôn có cổng kết nối thiết bị bên ngoài gốm có chế độ In/Out rõ ràng có thể kết nối qua đầu cắm hoặc là Usb.
>>>Xem thêm: Bảng giá các phụ kiện đi kèm cần có trong phòng thu
Công dụng của Midi Controller
Có thể nói thiết bị phòng thu này là thiết bị cần thiết không thể thiếu trong phòng thu. Thiết bị đảm nhiệm vai trò in/out trong phòng thu giúp tiếp nhận âm thanh và xử lý âm thanh chuyển đến loa monitor mang lại âm thanh trung thực và tốt nhất giúp các nhà sản xuất âm nhạc cho ra đời những bản nhạc chất lượng nhất.
Khi mua Midi Controller nên lưu ý điều gì?
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều cơ sở cung cấp về Midi Controller. Tuy nhiên nó cũng kéo theo việc kẻ gian lợi dụng sơ hở để lừa gạt. Vì vậy để có thể mua được một sản phẩm chất lượng và ưng ý. Quý khách hàng khi lựa chọn nên nắm rõ những thông tin của sản phẩm sau:
– Quan tâm đến chức năng của midi controller
– Thiết kế của midi controller
– Nhu cầu sử dụng của bạn là gì
Khi bạn giải đáp được 3 tiêu chí trên là hoàn toàn có thể chọn mua được cho mình sản phẩm tốt đúng nhu cầu sử dụng. Cụ thể hơn bạn có thể tham khảo bài viết cách chọn midi controller để có thông tin cụ thể nhất.
Hướng dẫn cách mua Midi Controller
Để có thể mua thành công được một chiếc Midi Controller chất lượng về mặt âm thanh lẫn hình ảnh. Thì cần cả một quá trình xem xét, đánh giá từng thương hiệu. Sau đó tìm hiểu về mặt bằng thị trường. Rồi mới có thể đưa ra những quyết định đúng đắn. Và tiếp đây, Việt Nhạc Center sẽ chỉ bạn cách mua Midi Controller
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại Midi Controller khác nhau với từng đối tượng khác nhau. Có một số loại Midi Controller có giá 3-4 triệu nhưng cũng có những loại lên đến chục triệu, trăm triệu.
Thường những sản phẩm của những thương hiệu lớn sẽ có giá thành cao hơn so với những loại khác. Bởi không chỉ có phần tốt hơn về chất lượng, mà bạn còn có trả một phần giá cho giá trị thương hiệu ấy. Tuy nhiên, đối với những sản phẩm từ thương hiệu tên tuổi. Mặc dù giá thành có cao hơn một chút nhưng nó lại có giá trị lâu dài hơn. Ví dụ đối với một số người, sau một thời gian sẽ muốn đổi MIDI sang một loại khác. Thì giá thành chỉ giảm sụt thấp hơn rất nhiều so với những sản phẩm khác
>>>Xem thêm: Các loại nhạc cụ được ưa chuộng
Số lượng phím
Thông thường, MIDI thường có từ 25, 49, 61 hoặc thậm chí 88 phím. Ngoài ra còn có các tùy chọn mini controller với số lượng phím ít hơn 25 phím.
Nhiều nghệ sĩ thường có xu hướng lựa chọn controller 49 phím vì nó đủ lớn để chơi bằng cả hai tay.
Điều quan trọng nữa là phải tính đến không gian bạn có trong nhà và loại nhạc bạn đang chơi. Nếu bạn đang tìm kiếm controller di động, bàn phím nhỏ hơn với 25 hoặc 32 phím có thể phù hợp hơn.
Mục đích sử dụng
Và điều quan trọng cũng là tiên quyết nhất chính là bạn cần xác định mục đích sử dụng của sản phẩm. Thì mới có thể chọn lựa ra ngân sách phù hợp với bản thân.
Bạn cần tự giải đáp bản thân rằng mình sử dụng MIDI chủ yếu trong phòng thu tại nhà của mình hay bạn sẽ cần một chiếc controller di động cho các buổi biểu diễn trực tiếp? Bạn cần lưu ý về trọng lượng và kích thước tổng thể của controller. Như đã nêu trước đó, ít phím hơn sẽ tốt hơn khi lựa chọn controller kích thước du lịch.