Đối với các trẻ ở lứa tuổi mầm non Âm nhạc là môn học giúp trẻ phát triển toàn diện nhất. Vì thông qua Âm nhạc trẻ sẽ linh họat, mạnh dạn, thông minh qua việc sáng tạo các động tác minh họa kết hợp khi hát và rèn luyện cho trẻ, khi vận động theo nhạc sẽ thúc đấy sự vận động cơ thể, sự nhanh nhẹn khéo léo, bền bỉ và dẻo dai qua các động tác. Ngoài ra Âm nhạc còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, phát triển tai nghe và cảm xúc cho trẻ. Vậy làm thế nào để giúp trẻ học tốt bộ môn Âm nhạc là điều tôi không ngừng suy nghĩ và sáng tạo trong quá trình của bộ môn này. Âm nhạc là thứ gì đó chưa ai giải thích được nó là động lực truyền cảm hứng tốt nhất không chỉ dành cho người lớn mà đối với các trẻ nhỏ cũng như thế luôn đem lại cảm xúc thực tế nhất khi vui và khi buồn.
Tạo môi trường học tập, rèn luyện cho trẻ:
_ Tận dụng diện tích phòng học, phòng Âm nhạc và chú ý bố trí sắp xếp các nhạc cụ, đội hình để tạo môi trường học và thoải mái cho trẻ. Ví dụ: Khi thực hiện các hoạt động Âm nhạc mà trọng tâm là dạy múa minh họa thì tôi luôn tổ chức ở phòng Âm nhạc để trẻ có thể tự mình soi gương và chỉnh sửa các động tác, kích thích trẻ hoạt động tích cực hơn, hòa mình vào cùng bạn bè trẻ sẽ dần quen và thấy gần gủi hơn
_ Chú ý đến khả năng phát âm và cách đánh đàn của trẻ để có sự điều chỉnh và sửa sai rèn luyện cho trẻ.
_ Bản thân tôi trước khi tổ chức hoạt động cũng phải tự luyện đàn, giọng hát và nghe hát…để giúp trẻ cảm thụ âm nhạc một cách chính xác hơn.
Tổ chức tiết học nhẹ nhàng, linh hoạt:
_ Giang dạy vào bài học một cách sinh động để thu hút sự chú ý của trẻ. Ví dụ: chủ điểm “Thế giới Động Vật” khi dạy với đề tài: “Chú chuột nhắt”, tôi hóa trang và đóng vai chú chuột nhắt để gây sự hứng thú cho trẻ, làm trẻ tò mò và tập trung lắng nghe vì sự lôi cuốn tò mò của lứa tuổi mầm non.
_ Tổ chức các hoạt động đa dạng dựa vào hoạt động trọng tâm bài học và sự thích thú của trẻ. Ví dụ: Khi trọng tâm là dạy hát thì tôi tổ chức cho trẻ hát to hay hát nhỏ, hát nối đuôi… dựa theo các hình thức khác nhau.
Sử dụng các loại nhac cụ – Học cụ thu hút sự chú ý của trẻ:
_ Tôi sử dụng các nguyên vật liệu mở như: nhạc đệm, các loại tiếng đàn nhạc cụ có trong đàn, các loại âm thanh hỗ trợ từ đàn…để làm các nhạc cụ đệm thêm phần sôi động. Chú ý sử dụng đa dạng các loại nguyên vật liệu tạo ra âm thanh độc lạ thu hút trẻ tập trung, để trẻ có thể cảm nhận tốt tiếng gõ đệm và tập đàn tốt hơn. Ví dụ: Dùng trống lắc tạo ra âm thanh vui tai và đa dạng cộng thêm màu sắc để thu hút trẻ.
Chú ý rèn nề nếp, rèn kỹ năng và kích thích sự sáng tạo cho trẻ:
_ Ở độ tuổi mầm non trẻ biết thực hiện theo hiệu lệnh, khẩu lệnh, biết chia nhóm, biết về hang và tạo cho trẻ có cảm giác tự tin, mạnh dạn, nhanh nhẹ và linh hoạt qua việc trẻ lên biểu diễn.
_ Rèn thêm cho trẻ một số động tác múa như: vỗ tay theo nhịp, cuộn tay, lắc mông… nhịp nhàng theo lời bài hát.
_ Tạo điều kiện cho trẻ tự thỏa thuận và tự chọn các vận động theo ý thích và sự sáng tạo của trẻ. Cô có thể dùng lời để khuyến khích, động viên trẻ thực hiện các hoạt động sáng tạo khác nhau mà không trùng với vận động của bạn.