Bao lâu cần lên dây đàn Piano-Cách tự lên dây đàn Piano

1 Tại sao phải lên dây đàn piano

  • Giống như các loại nhạc cụ thuộc bộ dây, cho dù bạn có dưỡng kỹ và ít sử dụng đi nữa, dây cơ học cũng sẽ bị hao mòn và chênh theo thời gian.
  • Với cấu tạo chính của một cây đàn piano cơ thông thường đa phần là gỗ và nỉ, cộng với khí hậu nóng ẩm Việt Nam sẽ dễ gây ra các vấn đề về cơ chế hoạt động phím và phần Action ( máy đàn ) như dính phím, liệt phím.
  • Cấu tạo đàn piano khá phức tạp nên việc sửa chữa đàn piano đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật rất ca, sự am hiểu, tỉ mỉ và chính xác trong công đoạn kiểm tra và sửa chữa đàn, đó là lý do bạn cần một kỹ thuật viên tốt và có tay nghề vì người thường không phải ai cũng làm được

Lên dây đàn piano giá rẻ - Tiến Thành Music School

  • Vào những ngày thời tiết ẩm, mưa nhiều, điều hiển nhiên là độ ẩm tăng sẽ làm cho phần Da, Nỉ, Gỗ đàn piano bị bắt ẩm khiến động cơ (action) xảy ra tình trạng bị tắt, kẹt phím. Nhẹ nhàng thì độ nảy phím đàn sẽ không còn được trơn chu, còn lỡ tình trạng nặng hơn thì đàn piano sẽ bị tiếng ù, không vang và thậm chí không gõ được (gọi là kẹt phím).
  • Việc kiểm tra và sửa chữa piano nhằm khắc phục kịp thời đưa đàn về trạng thái hoạt động tốt nhất. Đồng thời đảm bảo độ bền và thẩm mỹ đàn. Đàn hư hỏng để lâu ngày sẽ làm ảnh hưởng nhiều công năng hay cấu tạo đàn, thậm chí hỏng hóc nặng hơn nếu bạn vẫn ráng sử dụng và không chữa trị kịp thời.

2.Cách tự lên dây đàn piano tại nhà

Nhiều người nhầm lẫn rằng người lên dây phải là nghệ sỹ piano tài giỏi hay phải học từ nhạc viện, phải lỗ tai siêu thính. Thật ra không phải vậy một người bình thường cũng có thể trở thành thợ lên dây giỏi. Quan trọng là họ có chịu khó học hỏi, chịu khó luyện tập, có kinh nghiệm lâu năm không thôi, ở Việt Nam nghề chỉnh dây còn mới mẻ nhưng một số nước như Đức, Mỹ, Nhật, Trung Quốc…nhà máy sản xuất Piano rất nhiều ai cũng có thể vào làm công nhân một thời gian ra là thành thợ chỉnh dây. Tuy nhiên, một người công nhân với một người thợ chuyên nghiệp họ rất khác nhau, người công nhân chỉ biết làm theo những gì mà họ được dạy, người thợ chuyên nghiệp họ nghiên cứu kỹ họ hiểu sâu và biết cách làm sao cho hay nhất với mỗi cây đàn…

1.Chuẩn bị dụng cụ để tự lên dây đàn piano:

Những dụng cụ bắt buộc phải có:

  • Búa lên dây đàn piano
  • Dụng cụ chặn âm
  • Máy hoặc phần mềm lên dây

Hướng dẫn tự lên dây đàn Piano cơ

Bước 1: Tháo nắp đàn piano và kiểm tra

Để lên dây đàn Piano, việc trước tiên bạn cần làm là phải tháo các nắp che ra mới thao tác bên trong được. Việc tháo các nắp này cũng khá đơn giản. Đối với đàn Upright bạn cần lật nắp trên lên, rồi tháo nắp trước, sau đó tháo nắp phím và sau cùng là tháo thanh chặn âm Pedal giữa.( Xem hình trước và sau khi tháo bên dưới)

Đàn Upright sau khi tháo nắp

Đối với đàn Grand thì đơn giản hơn nhiều, bạn chỉ việc dỡ nắp trên lên và kéo giá đỡ sách nhạc ra là xong.

Đàn upright sau khi tháo giá đỡ sách nhạc

Sau khi thao bạn quan sát bên trong xem có gì khác thường hay không, có bụi bẩn, chuột bọ làm tổ…hay không? Nên vệ sinh sạch sẽ trước khi lên dây đàn Piano.

Bước 2: Tìm hiểu về dây đàn piano và Tuning Pins (Trục giữ/lên dây)

Trước khi lên dây cần xác định đúng trục Pin nào là của dây nào, tránh trường hợp chỉnh dây này nhưng tác động lên trục khác, như vậy sẽ nguy hiểm và có thể làm đứt dây.

Đối với các phím đàn có 3 dây hoặc 2 dây cần dùng dụng cụ chặn âm để ngăn độc lập từng dây một.

Dụng cụ chặn âm

Cần lưu ý khi tác động vào trục lên dây. Không nên dụng lực quá mạnh làm dây sai lệch nhiều, có thể dẫn đến đứt dây. Khi quay trục lên dây theo chiều kim đồng hồ dây sẽ căng hơn, âm phát ra có tần số cao hơn. Còn nếu quay theo ngước chiều kim đồng hồ thì ngược lại.

Bạn cũng nên tìm hiểu một số khái niệm về lý thuyết âm nhạc trước khi lên dây để hiểu rõ các đặc tính của nó. Một trong những khái niệm cần nắm vững là quãng, cung, nữa cung, họa âm…

Bước 3: Bắt đầu với các note ở giữa phím đàn

Các loại máy lên dây/Phần mềm hoặc tai người thường đáp ứng tốt ở khu tần số trung bình. Vì vậy chúng ta nên bắt đầu chỉnh piano bằng những note ở giữa phím đàn. Các loại máy/phần mềm lên dây piano hiện nay đêu không đạt độ chính xác ở tần số quá cao (âm treble) hoặc quá thấp (âm bass). Khi chỉnh các note bass hoặc treble ở 2 đầu phím đàn, cần phải nghe mới chính xác được.

Chuẩn âm của hầu hết các loại nhạc cụ là A 440Hz, có nghĩa là note La khi rung lên có tần số chính là 440Hz. Trong đàn Piano chuẩn âm La 440Hz được lấy tại note A4 (note La thứ 4). Nên khi bạn chỉnh đàn piano bằng máy hoặc phần mềm thì nhớ để chuẩn A440Hz nhé.

Thông thường người ta không bắt đầu chỉnh ở note A4 mà bắt đầu chỉnh từ note F3. Note này thường có 3 dây, bạn cần lấy dụng cụ chặn âm để bít 2 dây thứ 2 và thứ 3. Sau đó chỉnh dây dầu tiên bằng máy (hoặc phần mềm), chỉnh dây đầu tiên này tương đối dể, hầu như ai cũng có thể làm được.

Sau khi có được dây đầu tiên, bạn chuyển dụng cụ chặn âm sang để bít âm dây thứ 3, rồi chỉnh dây thứ 2 theo dây thứ nhất vừa mới chỉnh ở trên. Đến dây thì hơi khó hơn một chút, chúng ta phải nghe bằng tai. Nếu 2 dây rung lên cùng một tần số thì âm nghe được sẽ như một đường thẳng (beatless), nếu không cùng tần số sẽ tạo ra các gợn sóng (beating). Nhiệm vụ của bạn là chỉnh sao cho 2 dây piano phải rung lên cùng một tần số.

Chỉnh xong dây thứ 2, qua dây thứ ba làm tương tự bằng cách bít âm dây số 1 lại rồi chỉnh dây số 3 theo dây số 2. Sau khi được note F3 bạn chỉnh các note còn lại trong khoảng từ F3 đến E4 bằng cách tương tự (các note từ F3 đến E4 gồm: F3#, G3, G3#….D4#, E4).

Bước 4: Cách chỉnh trục giữ/lên dây piano

Nếu bạn mới bắt đầu tìm hiểu lên dây đàn Piano thì việc chỉnh và kiểm soát trục lên dây rất khó. Quay trục lên dây thì rất nặng nhưng chỉ cần một thay đổi rất nhỏ là dây lệch ngay. Cần phải luyện tập một thời gian lâu mới thành thạo được.

Khi dùng búa lên dây để quay trục giữ bạn cần nhớ câu này: “righty tighty, lefty loosey”. Nghĩa là quay qua bên phải (theo chiều kim đồng hồ) là dây sẽ căng lên quay qua bên trái (ngược kim đồng hồ) là dây sẽ chùng xuống.

Mẹo để dây đàn sau khi chỉnh có độ ổn định, không bị xuống dây quá nhanh. Đó là bạn cần chỉnh cho dây căng lên một ít (nhớ là 1 ít thôi nhé) rồi mới giảm xuống đúng cao độ chuẩn.

Bước 5: Lên dây piano theo quãng 8

Sau khi bạn có note F3 ở bước 3. Việc chỉnh note F2 hoặc F4 lúc này trở nên dễ dàng hơn. Bạn không cần phải dùng máy hay phần mềm nữa. Nhưng cái khó là bạn bạn phải nghe được 2 note cách nhau 1 quãng 8.

Cách nghe 2 note cách nhau 1 quãng tám tương tự như nghe 2 dây cùng cao độ ở bước 3. Nếu 2 note cách nhau đúng 1 quãng 8 thì âm phát ra nghe như 1 đường thẳng. Ngược lại sẽ nghe được tiếng gợn sóng như ở trên.

Các note F4#,G4,G4#…hoặc các note thấp  F2#,G2,G2#… đều tương tự. Nghĩa là bạn chỉ cần chỉnh chuẩn 1 octave từ F3 đến E4 ở bước 3 bằng máy/phần mềm, sau khi có octave chuẩn này rồi, các note còn lại chỉ việc nghe và chỉnh

Bước 7: Kiểm tra độ chính xác bằng quãng 4, 5

Nếu bạn còn gặp nhiều khó khăn, chưa thành thục các thao tác lên dây hoặc chưa có kỹ năng nghe tốt. Có thể bỏ qua bước này.

Ở bước này, sau khi chỉnh 2 note cách nhau một quãng 8 bạn nên kiểm tra lại độ chính xác bằng cách nghe thêm các note ở quãng 4 và quãng 5. Cách nghe cũng theo nguyên tắc âm thanh theo 1 đường thẳng hay nhấp nhô như ở bước 3.

Bước 8: Hoàn tất và kiểm tra lại toàn bộ đàn

Sau khi xong các bước trên. Đàn piano của bạn cơ bản đã lên dây xong. Tuy nhiên, để chắc chắc các note đã lên dây chuẩn. Bạn nên kiểm tra lại toàn bộ 1 lần xem đã ổn hết chưa.

Đôi khi có những note bạn vừa lên dây xong, chỉ cần đánh mạnh vài phát lại lệch dây (độ lệch thường không đáng kể). Nếu có phím nào lệch nhiều thì cần chỉnh lại cho chuẩn.

VIỆT NHẠC Center

112 Điện Biên Phủ, P. Đa Kao, Q. 1, Tp. HCM