Các loại hợp âm organ mà người chơi nhạc cần biết

Hợp âm đàn organ là một trong những kiến thức căn bản mà người chơi nhạc nào cũng phải biết và nắm rõ. Những kiến thức cơ bản về hợp âm organ cũng như cách bấm organ dưới đây mà Việt nhạc center cung cấp mong rằng sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình chơi nhạc. Có thể thấy rằng việc xác định đúng và cách bấm hợp âm organ thường khá khó khăn. Chính vì thế, bạn cần phải thật chăm chỉ, kiên trì rèn luyện để có thể đệm được các bài hát.

>>>Xem thêm: Thông tin chi tiết về Viet nhaccenter.com.

Hợp âm organ là gì ?

Hợp âm organ là loại hợp âm được cấu tạo gồm 3 nốt chính. Hợp âm trưởng/thứ là hợp âm đầu tiên và cũng là nốt gốc. Chẳng hạn, với hợp âm Sol trưởng/sol thứ sẽ bắt đầu bằng nốt sol  Hợp âm thăng/giáng theo quy luật sẽ tăng thêm hay giảm đi 1/2 cung nhạc.

Cách tính và bấm hợp âm trên đàn Organ
Hợp âm organ là gì?

Hợp âm organ gồm có 7 nốt là Đô, Rê, Mi, Fa, Sol, La và Si được thường ký hiệu là C, D, E, F, G, A, B trong đó chúng được chia thành 4 loại chính như sau:

  • Hợp âm trưởng/thứ: là những hợp âm phổ biến và hay được dùng nhất, hợp âm trưởng sẽ được ký hiệu bằng những chữ in hoa, còn hợp âm thứ cũng được ký hiệu bằng chữ in hoa nhưng kèm theo chữ “m” phía sau. Ví dụ: với hợp âm đô trưởng là C thì hợp âm đô thứ là Cm.
  • Hợp âm thăng/giáng: các hợp âm trưởng/thứ mà có thêm các ký hiệu như dấu thăng (#) hay dấu giáng (b). Ví dụ: với hợp âm đô thăng trưởng là C# thì đô giáng thứ là Cbm.
  • Các hợp âm trưởng/thứ ký hiệu khác, hoặc có thêm các chữ số: như M7, 7M, (+), (-), dim, aug, sus, (△),…. Ví dụ: Bsus, CM7, Fdim, Cm7,…
  • Các hợp âm kèm dấu xẹt ngang (/): là những bộ hợp âm rất phức tạp, với các ký hiệu khác và dấu xẹt ngang. Ví dụ: C#m/Fb, Cbdim/9,….

>>>Xem thêm: HỢP ÂM CHẶN GUITAR VÀ TẤT TẦN TẬT NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT

Quy luật của hợp âm organ 

Cấu tạo các hợp âm gồm 3 nốt, cùng các hợp âm trưởng/thứ bắt đầu bằng những nốt gốc. Ví dụ như, hợp âm đô trưởng/đô thứ sẽ có bắt đầu bằng nốt đô (C). Còn các hợp âm thăng/giáng sẽ thường phải lưu ý tăng thêm/giảm đi 1/2 cung.

Mỗi nốt trong hợp âm cần cách nhau 1 phím trắng.

Cách tính và bấm hợp âm trên đàn Organ
Cách tính và bấm hợp âm trên đàn Organ

Ví dụ, hợp âm Fa trưởng(F) cấu tạo bởi 3 nốt là F(fa) – A(la) – C(đô). Trong số đó, nốt la sẽ cách nốt fa 1 phím trắng, nốt đô cũng cách nốt la một phím trắng tương tự.

Hợp âm trưởng:  Được quy định ký hiệu bởi các chữ cái in hoa. Hợp âm trưởng có cấu tạo gồm 3 nốt, nốt thứ nhất được gọi là nốt gốc của bộ hợp âm, nốt thứ hai là được tính bởi công thức cách nốt thứ nhất 5 phím đàn đen trắng, nốt thứ ba cũng tính tương tự nốt thứ 2 và cách nốt thứ 2 là 4 phím trắng đen liên tiếp. 

Ví dụ, hợp âm Si gồm có nốt gốc là Si, bắt đầu tính từ nốt Si là số 1 thì đến nốt rê thăng sẽ là số 5 nghĩa là nốt thứ 2 và đếm liên tiếp đến 4 phím thì là fa thăng và chính là nốt thứ 3.

Cách tự học hợp âm organ

Trước khi bắt đầu vào các bài học đàn hợp âm organ, bạn hãy xem trước các bài học, cố gắng nhẩm theo nhịp của bài hát đó và thử đập nhịp trong khi nhẩm hát. Đồng thời, khi bạn chơi đàn, hãy lưu ý quan sát thật kỹ các khóa biểu có thể xuất hiện trong bản nhạc như khóa Fa hay khóa Sol, dấu hóa…

Đàn organ yamaha s975 có gì nổi bật?
Hợp âm organ

Bạn nên chia nhỏ các bài học ra để dễ học, có thể là 1 hay 2 câu một, và tập bằng cả việc nhẩm và đánh nhịp 2 tay. Nhớ chú ý nhiều hơn vào những đoạn ngắt nhịp, các đoạn luyến láy, có dấu thăng, dấu hóa của bài nhạc. 

Bên cạnh đó, khi học hợp âm organ, nếu như bạn cảm thấy không được chắc chắn ở những đoạn nhạc nào hãy tập riêng nhiều lần từng tay một, sau đó có thể tập ghép 2 tay lại với nhau để chơi. Hãy dùng nhịp trống của đàn organ để kiểm tra lại trường độ mà bạn đã chơi. 

>>>Xem thêm: Các loại đàn guitar phổ biến nhất hiện nay

Nếu bạn cảm thấy có sự chênh, phô hãy cố gắng tập đi tập lại nhiều lần để sửa lại. Lưu ý rằng, khi bạn bấm chơi những hợp âm đệm bằng tay trái thì nhất định bạn không được giữ hợp âm lại mà phải bấm đệm ngắt trước.

Sau đó mới bấm để chuyển sang những hợp âm còn lại bởi vì tay trái bạn phải dùng để giải quyết những nút dồn tự động hoặc những nút đổi tiếng trên đàn. Khi bạn chơi ghép cả 2 tay với những nhịp trống dồn thì bạn nên lưu ý để Tempe từ mức chậm đến mức vừa phải, và đặc biệt lưu ý đến nhịp, phách của mỗi bài.

Mua đàn organ PSR-E273 ở đâu chính hãng, chất lượng
Cách tự học hợp âm organ

Một điều rất quan trọng mà bạn cũng không được quên là phải giữ gìn vệ sinh cho cây đàn của mình, hãy thật cẩn thận khi lau vệ sinh đàn, tránh tác động lực quá lớn lên những cây đàn organ và phải tự lập cho mình một thời gian biểu có chế độ luyện tập phù hợp nhất.

Trên đây là thông tin bổ ích về những hợp âm organ mà Việt nhạc center cung cấp cho bạn, chúng tôi rất hân hạnh được tiếp đón và tư vấn kỹ hơn cho bạn thông tin về các loại nhạc cụ.

Cảm ơn và hẹn gặp lại !

>>>Xem thêm: Bộ đàn guitar chất lượng mà chỉ có vài trăm ngàn

Mong rằng bài viết trên đây sẽ thật hữu ích với các bạn. Hãy dõi theo Nhạc việt center đẻ khám phá thêm nhiều điều mới mẻ về các loại nhạc cụ nhé.